Kết quả tìm kiếm cho "Tây ĐBSCL"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1186
An Giang có giống lúa độc đáo, nước càng ngập năng suất càng cao, nước tới đâu lúa vươn tới đó. Đó là cây lúa mùa nước nổi, giống lúa ngon, được trồng kiểu “thuận thiên”, suốt quá trình canh tác không cần bón phân, xịt thuốc. Khi lúa chín, người dân chỉ cần ra đồng thu hoạch, giá bán cao gấp đôi so với lúa cao sản thông thường.
Du lịch (DL) Chợ Mới thời gian gần đây được xem là nơi trải nghiệm thú vị thu hút đông đảo du khách. Điểm DL sinh thái Cồn Én nằm bên triền sông Tiền bình yên, thơ mộng với bãi tắm nhân tạo ven sông; nổi bật với thế giới gỗ trầm thủy và nhiều địa điểm “check-in” tuyệt đẹp - là điểm đến hấp dẫn, đặc sắc, xuất hiện trên bản đồ DL An Giang gây ấn tượng với du khách gần xa.
Tối 9/1, tại Phố đi bộ Hai Bà Trưng, phường Mỹ Long (TP. Long Xuyên), Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp Siêu thị Tứ Sơn tổ chức Phiên chợ OCOP An Giang - Chào Xuân mới 2025.
Ngoài cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của dãy Thất Sơn huyền bí, An Giang còn còn sở hữu nhiều di tích lịch sử cách mạng hào hùng, di tích văn hóa với nhiều kiến trúc độc đáo, những điểm đến “check-in” ấn tượng. Đặc biệt, An Giang còn có nhiều điểm du lịch (DL) tâm linh nổi tiếng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Với sự tham gia của nông dân, ngành nông nghiệp huyện Châu Phú đã đạt được những kết quả tích cực trong thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Địa phương đang tiếp tục nhân rộng các mô hình, vận động thêm nhiều nông dân tham gia đề án.
Đến cuối năm 2024, trên địa bàn huyện Châu Phú phát triển được 618,85ha diện tích sản xuất tập trung. Năm 2025, địa phương tiếp tục mở rộng thêm 50ha tại các vùng sản xuất tập trung, hướng đến mục tiêu gia tăng sự đồng nhất về chất lượng nông sản, đáp ứng điều kiện về quy mô theo yêu cầu của thị trường.
Tỉnh xác định phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; là động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh và nâng cao đời sống Nhân dân. Từ đó, An Giang đã tăng cường phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học vào trong sản xuất và đời sống, đạt nhiều kết quả.
An Giang có gần 100km biên giới tiếp giáp 2 tỉnh Kandal và Takeo (Vương quốc Campuchia). Tỉnh xác định phát triển đồng bộ Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm An Giang trở thành vùng động lực phát triển của tỉnh và khu vực, trung tâm kinh tế năng động, đầu mối giao thương quốc tế quan trọng để mở rộng hợp tác với Campuchia và khu vực Đông Nam Á; đáp ứng các yêu cầu mới trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng.
Năm 2024, trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự năng động, linh hoạt của chính quyền các cấp, tỉnh An Giang đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Báo An Giang Online trân trọng giới thiệu 10 sự kiện, dấu ấn nổi bật của tỉnh trong năm 2024.
Tối 30/12, tại Công trường Trưng Nữ Vương (phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Liên hoan các nhóm nhạc mở rộng tỉnh An Giang lần thứ VIII năm 2024, với chủ đề: “Về với An Giang”.
Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” được xem là cột mốc, đánh dấu bước khởi đầu mới để người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chung tay xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
Nguồn tài nguyên bản địa vừa là lợi thế tự nhiên vừa là di sản văn hóa và tiềm năng kinh tế độc đáo của mỗi vùng đất. Tại ĐBSCL, tài nguyên bản địa không chỉ là những sản phẩm nông nghiệp, như: Lúa gạo, trái cây, thủy sản, còn bao gồm hệ sinh thái đặc trưng, tri thức truyền thống và văn hóa bản địa phong phú. Phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương qua liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới là chủ đề khá nóng để gia tăng giá trị kinh tế vùng.